Bớt Ota là một bớt sắc tố bẩm sinh, được tác giả người Nhật Ota và Tamino mô tả năm 1939.Khởi phát: Các đỉnh cao đầu tiên của sự khởi đầu của bớt Ota xảy ra trong các giai đoạn phôi thai, khoảng 50%-60% trường hợp bớt Ota xuất hiện lúc mới sinh. Đỉnh cao thứ hai của sự khởi đầu bớt Ota trong thời niên thiếu hoặc dậy thì.

Bớt Ota và phương pháp điều trị

Bớt Ota là một bớt sắc tố bẩm sinh, được tác giả người Nhật Ota và Tamino mô tả năm 1939.Khởi phát: Các đỉnh cao đầu tiên của sự khởi đầu của bớt Ota xảy ra trong các giai đoạn phôi thai, khoảng 50%-60% trường hợp bớt Ota xuất hiện lúc mới sinh. Đỉnh cao thứ hai của sự khởi đầu bớt Ota trong thời niên thiếu hoặc dậy thì.

Tổn thương cơ bản của bớt Ota là những dát phẳng màu sắc có thể là nâu, nâu tím, tím xanh hoặc xanh xám, đen, kích thước khác nhau từ đầu đinh gim đến vài milimet, các dát này có thể liên kết với nhau thành mảng dát lớn. Mỗi dát này có hình dạng tròn, oval hoặc răng cưa, trong khi nhìn tổng thể tổn thương là dát màu sắc lốm đốm, bờ không đều, đôi khi hơi trộn lẫn với da xung quanh. Kích thước toàn bộ thương tổn từ vài centimet tớ rộng hơn, có trường hợp chiếm gần toàn bộ nửa mặt hoặc cá biệt có trường hợp thương tổn của bớt cả hai bên vùng mặt. Vị trí thương tổn vùng quanh mắt, gò má, thái dương, dái tai, trước và sau tai, hoặc trán, chủ yếu tập trung ở vùng chi phối của nhánh mắt và nhánh hàm trên dây thần kinh số V.

Dát sắc tố thường ở một bên cơ thể (90%), một số trường hợp biểu hiện đối xứng 2 bên má, 2 bên thái dương hoặc vùng trán

Chẩn đoán phân biệt bớt Ota được đặt ra với bớt người Mông Cổ, bớt xanh lam, rám má, bớt Hori, dát cà phê sữa, bớt spilus, ung thư hắc tố khu trú, bầm tím, hồng ban cố định nhiễm sắc, viêm da tăng nhạy cảm ánh sáng.

 Điều trị

Laser Q-switched: Nd:YAG, Ruby, Alexanderite Là biện pháp được ưa chuộng nhất hiện nay trong điều trị bớt Ota, do hiệu quả điều trị cao và rất ít biến chứng, đặc biệt các loại Laser có hệ thống Q-switched như Nd:YAG (1064nm), Ruby (695nm), Alexanderite (755nm). Các laser này có bước sóng hấp thu chọn lọc tế bào sắc tố. Kèm theo hệ thống Q-switched, có dải xung cực ngắn cỡ khoảng 5-7 phần tỉ giây (ns), làm cho nhiệt độ tập trung tại vùng chiếu cao mà thời gian chiếu ngắn, do vậy làm giảm phá hủy nhiệt tới các mô lành xung quanh.

 Giả thuyết về cơ chế tác động của tia laser đối với bớt Ota: Sau khi được chiếu laser, hình dạng của tế bào sắc tố trung bì và melanosomes thay đổi. Melanosomes được phân tán thành nhiều phần nhỏ hơn và màng tế bào sắc tố bị gián đoạn; nhân bị phân mảnh hoặc bị phá hủy. Tiêu hủy tế bào sắc tố trung bì có thể đạt được mà không gây chấn thương đến các mô xung quanh. Melanosomes trong tế bào sắc tố thượng bì khác nhau so với tế bào sắc tố trung bì, chúng nhỏ hơn và nhiều hơn. Sau khi điều trị laser, tế bào sắc tố thượng bì được thay đổi thuận nghịch, ánh sáng kính hiển vi cho thấy sự mở rộng của không gian ngoại bào, ti thể sưng lên, sự giãn nở của mạng lưới nội chất. Tuy nhiên, sau điều trị cấu trúc thượng bì bình phục hoàn toàn và không để lại di chứng.

  • Phác đồ điều trị bớt Ota bằng Laser Yag, Ruby, Alexandrite có hệ thống Q-switched
  • Bước sóng điều trị: 1064nm, 755nm, 694nm.
  • Liệu trình điều trị 6- 10 lần chiếu laser, khoảng cách giữa hai lần chiếu 4-8 tuần
  • Hoặc liệu trình điều trị 3-5 đợt. Mỗi đợt chiếu 2 lần cách nhau 1 tháng, khoảng cách giữa 2 đợt điều trị 3-6 tháng.
  • Mức năng lượng điều trị: 5-10j/cm2
  • Trị liệu laser rất hiệu quả trong điều trị bớt Ota (tất cả các trường hợp đều đáp ứng điều trị, trong đó > 50% khỏi hoàn toàn) và rất hiếm tái phát (tỷ lệ tái phát <5%).
 
 
Ảnh minh họa